PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI DƯƠNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

DIỄN VĂN KỶ NIỆM 31 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Kính thưa

                - Ông Hoàng Văn Thanh - Thường vụ huyện ủy- chủ tịch MTTQ huyện

                - Ông Vũ Mạnh Cường - Chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Bình Giang

                - Quý vị đại biểu đại diện cho lãnh đạo Đảng bộ, UBND, UBMTTQVN và các ban ngành đoàn thể, trạm y tế  xã Thái Dương!

                - Kính thưa thầy, cô giáo cựu giáo chức của nhà trường!

                - Kính thưa đ/c đại diện công ty xây lắp 4 tỉnh Hải Dương

                - Kính thưa Ban đại diện CMHS của trường!

                - Kính thưa các thầy cô giáo và nhân viên nhà trường!

                - Các em học sinh thân mến!

 

                Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn có truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”. Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy!”. Không có một vị anh hùng, một lãnh tụ thiên tài nào mà lại không nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy giáo, cô giáo. Yêu mến, biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam.

                Suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy luôn là ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường học vấn của dân tộc ta. Chúng ta có thể thấy thấp thoáng trong từng trang sử dân tộc hình ảnh người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách và đặc biệt là những lớp học xưa với hình ảnh ông đồ ngồi dạy học. Người thầy được tôn vinh bởi người thầy không chỉ là người dạy chữ thánh hiền mà còn là người tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất, cao đẹp nhất. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao người thầy như thế: đó là người thầy Sư Vạn Hạnh – người đã có công nuôi dạy và dìu dắt Lý Công Uẩn trở thành một vị vua anh minh lỗi lạc. Chính Lý Công Uẩn là người đã ra chiếu rời đô đến đất Thăng Long và mở ra một kỉ nguyên phát triển phồn hoa của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, ông còn là người đã đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc giáo dục của đất nước Đại Việt bằng cách lập nên Quốc Tử Giám, trường học đầu tiên dành cho con cháu quý tộc năm 1070. Đó là thầy giáo Chu Văn An (1292 – 1370) – người dạy học cho thái tử. Đó là cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Võ Trường Toản, Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lân.... Đó là các bậc thầy cao quý và biết bao người thầy khác đã mang lại vinh quang cho đất nước và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

                Ngay từ khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã phát động cuộc chiến chống "giặc dốt". Người thấu hiểu "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", với một quốc gia 95% dân số mù chữ thì đẩy mạnh học tập là điều toàn dân phải làm, trong đó vai trò của các nhà giáo là vô cùng to lớn. Sinh thời Bác để lại cho ngành giáo dục nhiều chỉ dạy vô cùng quan trọng, đồng thời Bác cũng dành cho đội ngũ nhà giáo nói riêng, những người làm công tác giáo dục nói chung những tình cảm sâu sắc. Bác từng nói: Người thầy giáo tốt dù tên tuổi không ghi bảng vàng nhưng họ là những anh hùng vô danh.

                Hơn 68 năm qua, biết bao thế hệ nhà giáo đã đóng góp sức mình cho sự nghiệp GD cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước, góp phần tạo ra nguồn nhân lực dồi dào phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước, công lao và công trạng của nhà giáo trong suốt những năm qua là vô cùng to lớn.

                Trong thời đại hiện nay, biết bao gương sáng của các nhà giáo dành tất cả sự ưu ái cho học trò. Đặc biệt các thầy cô dạy học ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, những người tình nguyện "Má hồng để lại da xanh mang về", có những người cả cuộc đời trọn vẹn gắn với núi rừng, gieo từng con chữ trên những thửa ruộng đá. Họ xứng đáng được xã hội tôn vinh.

          Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Các em học sinh yêu quý !

Ai đã một lần cắp sách đến trường thì cũng đã một lần mang ơn thầy, đi theo suốt quãng đời tuổi thơ của mỗi người luôn là những kỷ niệm với mái trường và thầy cô ! Từ nơi ấy, cùng với thời gian chúng ta lớn lên, hành trang mang theo là những kiến thức mà thầy cô đã trang bị cho chúng ta! Cơm cha - áo mẹ - chữ thầy, suốt đời chúng ta không thể quên. Văn hoá người Việt nam chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, “tôn sư trọng đạo” chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chính vì lẽ ấy, ngày nhà giáo Việt nam đã ra đời.

                Ngày 20/11 hàng năm chính là dịp để mỗi người trong chúng ta cùng nhau gặp gỡ, ôn lại truyền thống và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng truyền đạt tri thức và đạo làm người cho biết bao thế hệ học trò nối tiếp nhau.

                Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam khởi đầu bằng một sự kiện lịch sử. Đó là vào tháng 8 năm 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại VacSaVa (Ba Lan) đã thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo” và quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”.

                Nghị quyết của hội nghị được phổ biến nhanh chóng đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, ngày quốc tế  Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại miền Bắc nước ta.

                Sau khi ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20/11 hằng năm đã được tiến hành trên cả nước. Ngày 20-11 dần khắc sâu vào tình cảm, trí nhớ của mọi người thành hành động chủ động, tự giác của mọi tầng lớp nhân dân được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa.

                Ngày 28/09/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20-11 trong những năm học vừa qua. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.

                Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên, khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985, Chủ tịch hội đồng Nhà nước - nay là Chủ tịch nước đã kí lệnh công bố pháp lệnh danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" để tặng các thầy cô có thành tích xuất sắc.

 

               

          Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Các em học sinh yêu quý !

                Kỷ niệm ngày NGVN năm nay, trong bối cảnh toàn ngành GD thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH theo nghị quyết TƯ 8 khóa XI.               

                Kỷ niệm ngày NGVN 20/11 đối với chúng ta những người làm công tác GD phải nhận thức sâu sắc rằng “ Giáo dục là sự nghiệp của toàn XH” “ Đầu tư cho GD là đầu tư cho sự phát triển” làm tốt việc đào tạo con người là yêú tố quyết định để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV có chất lượng cao là nhiệm vụ có ý nghĩa  quyết định đối với sự nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục phải coi trọng trước hết ở chất lượng, mà chất lượng được hình thành từ việc dạy và việc học. Người học sinh chăm ngoan lễ phép, học giỏi giữ gìn trật tự kỷ luật, nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản của các môn học, tích cực lao động ở nhà, ở trường là mục tiêu phấn đấu của các nhà trường và cũng là mong mỏi của toàn xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc bé thơ, từ tuổi cắp sách tới trường, sự nghiệp giáo dục nằm trong chiến lược con người, là cơ sở của chiến lược kinh tế xã hội. Toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo cho sự nghiệp đó.

          Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Các em học sinh yêu quý !

                Trường THCS Thái Dương trong mấy năm vừa qua luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của huyện ủy, của Phòng GD&ĐT huyện, của Đảng uỷ, UBND xã và của các bậc phụ huynh học sinh. Thầy và trò nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học đã đề ra như duy trì danh hiệu trường tiên tiến, học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào THPT công lập cao hơn. Bước sang năm học 2013 – 2014, hầu hết các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường đều nhiệt tình, yêu nghề, có năng lực chuyên môn, chịu khó học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên giỏi được nhà trường đặc biệt quan tâm chú trọng, chất lượng mũi nhọn, đại trà được tăng lên, chỉ tiêu phấn đấu chung của nhà trường là cuối năm đạt danh hiệu trường tiên tiến và từng bước xây dựng trường chúng ta trở thành trường chuẩn quốc gia .

                 Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Các em học sinh yêu quý !

                Nhân ngày nhà giáo Việt Nam hôm nay, đại diện cho tập thể CB – GV – NV  trong nhà trường, chúng tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ và hợp tác của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức, các cá nhân đến sự nghiệp giáo dục và thầy cô giáo nhà trường. Những tình cảm của qúi vị là nguồn cổ vũ to lớn cho chúng tôi trong sự nghiệp cao đẹp của mình. Thầy và trò trường THCS Thái Dương xin hứa với các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, biết ước mơ, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

                Trước khi dừng lời, xin gửi đến các đại biểu, các thầy cô giáo lời chúc tốt đẹp nhất. Kính chúc các đại biểu, các thầy cô cùng gia đình sức khoẻ, hạnh phúc và luôn thành công. Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi, rèn luyện, tu dưỡng tốt để dâng kết quả cao lên chúc mừng các thầy, cô giáo./.

                                                                                Xin chân thành cảm ơn!

 

                                                                                                                                             HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                                                                                                                                                Nguyễn Trọng Hinh

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những việc học sinh cần làm để phòng dịch Covid khi ở nhà. Đề nghị cha mẹ học sinh nhắc các em thực hiện tốt trong thời gian nghỉ học ở nhà để phòng dịch Covid 19 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 9 tháng 3 năm 2020
Xem chi tiết
Bài tập Ngữ Văn 9 (đề số 2 ngày 19/2-Thời gian làm bài đến 22h ngày 22/2. Em có thể kiểm tra bài làm sau khi gửi bài. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Bài tập môn Sinh 9 (Đề số 2 ngày 19/2, thời gian làm bài đến 22h ngày 22/2. Chú ý kiểm tra bài làm của mình sau khi Gửi. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 39 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Bài tập Toán 6 (Đề số 3)Thời gian làm bài đến 22h ngày 22/12. Sau khi gửi bài em chú ý kiểm tra lại kết quả. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 30 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Bài tâp T.Anh lớp 8 (Đề số 2)thời gian làm bài đến22h ngày 21/2/2020. Sau khi làm xong chú ý kiểm tra lại kết quả. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 18 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là dịch bệnh mới, nguy hiểm, có khả năng ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Đề KT môn T.A lớp 6 (Đề số 1- ngày 18/2/2020; Thời gian làm bài đến 22h ngày 20/2/2020) ... Cập nhật lúc : 10 giờ 23 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Bài tập môn Toán 7 đề số 2. Thời gian bắt đầu làm bài từ 19h ngày 18/2 đến 21h ngày 21/2. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 15 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Ngữ văn 9_Đề 1 ( Thời gian làm đề từ 18/2/2020- 22h ngày 20/2/2020).Sau khi gửi bài em có thể tự kiểm tra kết quả của bài vừa làm. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 32 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
ĐỀ KT MÔN ANH 9_ĐỀ 2_NGÀY 17/2/2020_THỜI GIAN LÀM BÀI: ĐẾN 20H NGÀY 19.2.2020 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 26 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
123456
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Bài tập làm tại nhà Toán 6_Tuần từ 9.3.2020
Bài tập làm tại nhà Toán 7_Tuần từ 9.3.2020
Bài tập ôn Chương III Toán 9 (Bài tập làm trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid 19)
Bài tập ôn Chương III Toán 8 (Bài tập làm trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid 19)
Trả lời 2 câu hỏi tự luận về giáo dục an toàn giao thông
Bài tập Toán 7 (Bài tập làm trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19)
Bài tập Toán 6 (Bài tập làm trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19)
Bài tập ôn tập tại nhà tiếng Anh 9 trong khi nghỉ phòng dịch CoVid-19
Bài tập môn T.Anh 8 (Dùng cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19)
Bài tập môn T.Anh 7 (Dùng cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19)
Bài tập môn T.Anh 6 (Dùng cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19)
Bài tập môn Toán 7 (Dùng cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19)
Bài tập môn Toán 6 (Dùng cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19)
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 9
12345